Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho người mới đi làm

Một trong những vấn đề mà người mới đi làm quan tâm là cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Làm ra tiền đã khó, nhưng việc chi tiêu như thế nào cho hợp lý còn khó hơn gấp bội. Biết cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn tự chủ hơn và mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn các phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản hiệu quả cho người mới đi làm mà bạn không thể bỏ lỡ!

Định nghĩa quản lý tài chính cá nhân

Quản lý tài chính cá nhân là việc quản lý dòng tiền vào ra, lập kế hoạch chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư một cách hợp lý. Trong đó, bạn chính là người có quyền điều hành và quyết định mọi hoạt động chi tiêu của mình

Tại sao bạn cần quản lý tài chính cá nhân của mình

Quản lý tài chính cá nhân có tác động không nhỏ đến các khoản tiết kiệm, đầu tư, chi tiêu cho bản thân và gia đình và các dự định công việc. Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đem lại một số lợi ích như:

  • Nâng cao mức sống cá nhân
  • Kiểm soát được dòng tiền mà mình tạo ra
  • Chủ động trong mọi trường hợp
  • Tăng khối lượng tài sản
  • Là bước đệm tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi lớn
  • Dễ dàng đạt mục tiêu dự định của mình

Tham khảo 2 cách quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiệu quả

Có khá nhiều phương pháp quản lý tài chính khác nhau, nhưng sau đây là 2 cách quản lý tài chính cá nhân thông dụng, đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhất

1.  6 chiếc lọ – Phương pháp quản lý tài chính cá nhân đơn giản

Phương pháp 6 chiếc lọ được hiểu đơn giản là bạn sẽ chia số tiền tổng thu nhập của mình thành 6 phần khác nhau để sử dụng cho các mục đích:

  • Lọ 1 (55% thu nhập) cho các hoạt động thiết yếu:

Chiếc lọ đầu tiên chiếm 55% thu nhập và dành cho các khoản chi bắt buộc cố định mỗi tháng. Nếu các khoản chi tróng tháng của bạn lớn hơn 55% tổng thu nhập thì bạn nên cân nhắc và điều chỉnh ngay

  • Lọ 2 (10% thu nhập) cho việc mua sắm:

Làm ra tiền mà không sử dụng đồng tiền mình làm ra cho những món đồ mình thích thì cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt và nhàm chán. Hãy dành dưới 10% thu nhập để tận hưởng cuộc sống, mua những thứ mình thích và cần sử dụng

  • Lọ 3 (10% thu nhập) cho việc đầu tư:

Nên sử dụng dòng tiền để đầu tư sinh lời vì dẫu có thua lỗ thì chỉ chiếm 10% trong tổng thu nhập và không ảnh hưởng đến những chiếc lọ khác. Vì thế, đây là cơ hội để bạn đa dạng nguồn thu và cải thiện thu nhập. Một số kênh đầu tư hiệu quả cho người ít vốn như: đầu tư cổ phiếu, vàng, ngoại tệ,..

Phương pháp 6 chiếc lọ
Phương pháp 6 chiếc lọ – cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Xem thêm bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách đầu tư cổ phiếu cho người mới bắt đầu

  • Lọ 4 (10% thu nhập) cho giáo dục:

Hãy tiếp tục học hỏi, bổ sung kiến thức trong từng lĩnh vực để không ngừng nâng cao giá trị bản thân, tiếp cận với những lĩnh vực mới, kiến thức mới từ đó giúp nâng tầm hiểu biết của bản thân lên một cấp bậc mới giúp gia tăng cơ hội gặp được những người có sở thích chung --> mở rộng mối quan hệ.

  • Lọ 5 (10% thu nhập) tiết kiệm: 

Đây được xem là quỷ dự phòng cho các tình huống khẩn cấp cần dùng đến mà không ảnh hưởng đến các lọ khác. Điều này sẽ giúp bạn chủ động trong mọi tình huống trong cuộc sống mà không bị gặp khủng hoảng dẫn đến các khoản nợ, vay ngoài ý muốn

  • Lọ 6 (5% thu nhập) để chia sẻ:

Để tạo ra dòng tiền có giá trị san sẻ yêu thương, bạn có thể bắt đầu từ việc mua sắm cho cha mẹ, anh chị em, tham gia các hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội.

2. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

Đây là cách quản lý tài chính cá nhân có cách hoạt động gần giống như phương pháp 6 chiếc lọ, trong đó:

  • 50% thu nhập cho các hoạt động thiết yếu:

Đây là những khoản chi phí bắt buộc và cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, tiền học phí, ăn uống, sinh hoạt,.. Căn cứ vào các hóa đơn của những tháng trước để đo lường xác định con số chi trong khoảng phù hợp

  • 30% thu nhập cho các hoạt động mang tính linh hoạt:

Với những tháng các hoạt động mua sắm được đánh giá là không cần thiết, bạn có thể chuyển bớt quỹ này sang quỹ tích lũy để gia tăng khoản tiền dành cho các trường hợp khẩn cấp cũng như có thể tham giá đầu tư sinh lời từ các hoạt động mua vàng, chơi chứng khoán,..

  • 20% tích lũy:

Đây là khoản tiền dự phòng cho những rủi ro bất ngờ ập đến trong cuộc sống của bạn, chính vì thế để riêng một dòng tiền tích lũy để đề phòng cũng như có dùng để đầu tư sinh lời an toàn. Nên nhớ rằng bạn không được tiêu toàn bộ tiền trong quỹ cho các trường hợp phung phí, không cần thiết.

Phương pháp 50-30-20
Phương pháp 50-30-20 là cách quản lý tài chính cá nhân đơn giản

Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho người mới đi làm

  • Bước 1: Liệt kê chi tiết các mục tiêu tài chính
  • Bước 2: Ghi chép các chi tiêu lại trong 1 quyển sổ
  • Bước 3: Không lạm dụng thẻ thanh toán quẹt quá đà không thể kiểm soát
  • Bước 4: Chỉ dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời tránh các trường hợp vay mượn

Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân

Kết luận:

Tóm lại, cách quản lý tài chính cá nhân của mỗi người sẽ mỗi khác nhau. Nhiều người có các cách quản lý chi tiêu linh hoạt khác nhau phù hợp với mức sống và nhu cầu của họ hiện tại. Điều mà bạn cần nhớ là hãy lập kế hoạch ngay và ghi chép các khoản chi thu đầy đủ để đo lường và đánh giá hiệu quả dòng tiền mà mình tạo ra.

Tham khảo thêm: 5 Sai lầm tài chính cá nhân cần tránh ở độ tuổi 20

Nguồn bài viết: Cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho người mới đi làm



source https://www.vninvestment.vn/cach-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thẻ đen Vietinbank cá chép – Điều kiện, thủ tục, biểu phí mở thẻ 2022

Top 9 các đồng coin mới tiềm năng 2022 mà trader nên biết

Có 100 triệu nên mua vàng hay gửi tiết kiệm?